Liệu FE Credit làm lộ thông tin khách hàng & sự thật ít ngờ!

Viết bởi: Nguyễn Khải Tú

Nhắc đến FE Credit chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những cụm từ nhạy cảm như “gian thương, lừa đảo, vay cắt cổ, tín dụng đen, cấu kết nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng,…”

Là một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 triệu khách hàng, vậy những thông tin về FE Credit lừa đảo hay FE Credit làm lộ thông tin khách hàng liệu có phải là sự thật không? Cùng Vitaichinh.vn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

FE Credit làm lộ thông tin khách hàng liệu có đúng?

Thời gian gần đây, nhiều người phản ánh bị FE Credit – Công ty TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng làm lộ thông tin khách hàng, tình trạng không vay tiền nhưng lại có thông tin khoản vay, đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi bỗng dưng trở thành con nợ, có một khoản nợ xấu được lưu giữ trên Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) và bị đòi nợ. Họ cho biết không ký bất kỳ hồ sơ vay vốn nào, không cung cấp thông tin để vay tiền, chưa từng làm thủ tục hay phát sinh bất cứ khoản vay nào với FE Credit.

Trong khi đó, tại hệ thống của FE Credit lại thể hiện tên và số CCCD/CMND của người đang có khoản vay nợ chưa trả. Theo FE Credit cho biết, những thông tin về CCCD/CMND và hồ sơ vay vốn đã có người cung cấp. Đặc biệt hơn, những dữ liệu cá nhân này sai lệch nhưng vẫn được giải ngân.

Trong những trường hợp nêu trên, có thể thấy rằng dữ liệu cá nhân của khách hàng đã bị lộ hoặc bị đánh cắp. Về nguyên tắc thì các cá nhân, tổ chức có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin liên quan đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của các tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo pháp luật; hoặc mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người khác thì là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Xem thêm:

Tại sao khách hàng FE Credit lại bị lộ thông tin cá nhân?

Tại sao khách hàng FE Credit lại bị lộ thông tin cá nhân?Về nguyên nhân của tình trạng bị lộ thông tin cá nhân và xuất hiện hồ sơ vay vốn giả mạo thì chúng ta có thể kể đến sự mất an toàn trong vấn đề bảo mật thông tin, nhất là bảo mật thông tin qua mạng.

Trên các nền tảng ứng dụng lớn hiện tại như Facebook, Zalo, Google,… các thông tin cá nhân cơ bản như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email đều được sử dụng để đăng ký và hầu hết mọi thứ đều được công khai. Số CCCD/CMND còn được sử dụng để làm lớp bảo mật cho tài khoản trong trường hợp bị hack tài khoản.

Hoặc khi tham gia các giao dịch thường ngày như thuê phòng khách sạn, sử dụng các dịch vụ cơ bản như mua bán, làm đẹp, khám chữa bệnh,… thi phần lớn các doanh nghiệp đều có một hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để thực hiện việc quản lý, chăm sóc và tìm kiếm nguồn khách hàng. Do đó, các thông tin cá nhân này rất dễ bị mang ra trao đổi, thậm chí là mua bán.

Trường hợp bị mất hoặc cầm cố giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND, Hộ chiếu, giấy tờ xe… các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng những thông tin cá nhân này để đăng ký vay tiền mà chúng ta không hề hay biết.

Việc để lộ thông tin cá nhân dẫn đến việc kẻ xấu dễ dàng lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, cụ thể ở đây là làm giả hồ sơ để vay vốn tại FE Credit.

Những kẻ lừa đảo biết hết thông tin cá nhân của người bị hại, do đó bạn hãy cẩn thận với những cuộc gọi và tin nhắn của những kẻ tự xưng là người của công ty tài chính, nhân viên ngân hàng, nhân viên viễn thông, cơ quan thuế, công an,… với một kịch bản đã được chuẩn bị sẵn đầy tính thuyết phục nhằm khai thác được toàn bộ thông tin của bạn bao gồm: ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CCCD/CMND, hình chụp CCCD/CMND, …

Hoặc các đối tượng xấu xin chụp hình CCCD/CMND và trả tiền cho bạn nhằm mục đích mua bán, trao đổi CCCD/CMND của bạn để làm giả thông tin và đăng ký vay nhưng lại từ chối trả nợ dẫn đến chậm thanh toán FE Credit. Việc này dẫn đến hậu quả là không đi vay nhưng vẫn dính vào nợ xấu.

Bạn hãy cẩn thận với ngay cả với cán bộ tín dụng/cán bộ thẩm định đăng các chủ đề trao đổi nghiệp vụ, tư vấn mở tài khoản, mở thẻ, vay tiền,… đánh vào nhu cầu và tâm lý cả tin của khách hàng nhằm lấy cắp thông tin cá nhân về CCCD/CMND hoặc sổ hộ khẩu, các thông tin giao dịch để chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác với những cuộc điện thoại, tin nhắn, email tự nhận là nhân viên ngân hàng quảng cáo các hình thức cho vay nhanh trên mạng xã hội/Zalo, gọi điện cho khách hàng để giới thiệu các loại hình cho vay vốn với thủ tục dễ dàng, giải ngân nhanh chóng. 

Cách phòng tránh bị lộ/đánh cắp thông tin cá nhân

Cách phòng tránh bị lộ/đánh cắp thông tin cá nhânHệ thống pháp luật hiện hành mặc dù đã có quy định nhưng việc xử lý hành vi mua bán thông tin cá nhân gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: khó truy ra đầu mối về người tiết lộ, đánh cắp, sử dụng thông tin cá nhân

Với các hành vi vi phạm chưa có thể chế phù hợp theo tình hình thực tế; tình trạng vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân rất phổ biến nhưng chế tài cho những hành vi này còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe. Các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ khiến cho tình trạng đánh cắp, mua bán thông tin cá nhân còn diễn ra phổ biến trên không gian mạng; 

Có nhiều văn bản pháp luật nhưng chỉ mới đề cập đến khía cạnh của dữ liệu cá nhân, chưa có một văn bản nào quy định một cách cụ thể về các nguyên tắc để bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân.

Do đó, bạn nên nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình bằng những việc  đơn giản như:

  • Không cung cấp và chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai
  • Cẩn thận khi cất giữ ảnh cá nhân và giấy tờ tùy thân
  • Không để lại thông tin như: số điện thoại, CCCD/CMND, ảnh cá nhân liên quan đến tài khoản, thẻ trên các trang mạng xã hội.
  • Không mở tệp đính kèm, không truy cập vào các liên kết chưa được xác thực,…
  • Khai báo ngay với cơ quan công an khi bị mất CMND tránh bị kẻ gian lợi dụng
  • Khi có nhu cầu vay tiêu dùng, bạn nên trực tiếp liên hệ với các công ty tài chính uy tín được Nhà nước cấp phép hoạt động, để được nhân viên của công ty hướng dẫn rõ ràng về các thủ tục

Cách xử lý khi nghi ngờ hành vi gian lận, giả mạo FE Credit lừa đảo!

Khi nghi ngờ có hành vi lừa đảo giả mạo hoặc có băn khoăn, vướng mắc hay cần trao đổi thông tin, hãy gọi liên lạc ngay với FE CREDIT qua hotline 1900 6939 (bấm phím 3) hoặc đến điểm giao dịch của FE CREDIT gần nhất.

Nếu bị vướng vào những khoản nợ xấu FE Credit kể trên và khoản nợ này đang được lưu giữ tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC), trước tiên mọi người cần liên hệ và trao đổi với đại diện của FE Credit để làm rõ các thông tin liên quan đến khoản vay đó. 

Đồng thời phản ánh, khiếu nại yêu cầu giải quyết xóa nợ. Trong quá trình làm việc, cần lưu ý bảo mật thông tin cá nhân. Trường hợp FE Credit không có biện pháp giải quyết thỏa đáng thì người dân có thể làm đơn kiến nghị, khiếu nại lên cơ quan công an, Hội bảo vệ người tiêu dùng, thanh tra Ngân hàng Nhà nước… để được xem xét, giải quyết.

Lời kết

FE Credit là một công ty tài chính lớn ở nước ta. Vì vậy, thông tin FE Credit làm lộ thông tin khách hàng là tin đồn không chính xác gây tổn hại đến uy tín và danh tiếng của công ty tài chính này. Không chỉ riêng với FE Credit, bạn nên thận trọng khi tham gia dịch vụ tại các ngân hàng hay tại các công ty tài chính. Hãy cẩn trọng để tránh được những chiêu trò lừa đảo và đặc biệt là tránh những khoản nợ xấu từ trên trời rơi xuống.

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

Nói không tín dụng đen!

  • Vay vốn trực tiếp đơn vị uy tín (có GPKD)
  • Có thể tất toán hay vay thêm bất cứ lúc nào
  • Không cần thế chấp tài sản hay gọi điện thoại

Cùng chủ đề

Leave a Comment

Ý định của bạn là gì?