Không ít data di động hiện nay được bán tràn lan trên thị trường, nên khác nhiều đối tượng xấu lợi dụng điểm này để lấy số điện thoại người khác vay tiền.
Vậy chủ thuê bao ấy có phải thanh toán khoản vay của kẻ lừa đảo không? Các đối tượng xấu lấy số điện thoại người khác vay tiền như thế nào? Để hiểu rõ hơn, bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây ngay nhé! Cùng Ví Tài Chính tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé!
Nguyên nhân bị lấy số điện thoại vay tiền
1. Do bạn bè, người thân vay tiền cung cấp khi vay tín dụng
Đây là nguyên nhân khá phổ biến hiện nay. Khi làm hồ sơ vay tiền hỗ trợ nợ xấu từ các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đều yêu cầu người vay cung cấp ít nhất 1 số điện thoại của người nhà, người thân thiết để thẩm định và phòng ngừa trường hợp trốn nợ thì họ còn có người gọi để tìm kiếm người vay, thúc giục trả tiền.
2. Do bị lừa!
Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn. Có thể mạo danh nhân viên ngân hàng, tổ chức tài chính, nhà mạng (Viettel, Mobi…) nhắn tin hỗ trợ vay vốn, vay lãi suất 0%, quảng cáo dịch vụ, trên Zalo… Nếu khách hàng bất cẩn làm theo hướng dẫn, số điện thoại sử dụng có thể bị vô hiệu hóa ngay lập tức.
Ngoài ra, một số đối tượng chuyên làm giả giấy tờ cá nhân, sử dụng thông tin này làm thông tin xác thực cho các tổ chức tài chính khác để chiếm đoạt tài sản của các tổ chức tài chính khác.
Các tổ chức xấu lợi dụng kẽ hở trong chương trình đổi SIM 3G sang 4G của các nhà mạng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo khách hàng. Sử dụng số điện thoại của người khác để vay tiền thông qua các ứng dụng cho vay bằng CCCD hoặc giao dịch ngân hàng gian lận. Dẫn đến tình trạng “bỗng dưng mắc nợ” hay “tiền trong tài khoản không cánh mà bay”.
Đối tượng bị lấy cắp số điện thoại vay tiền thường là ai?
Nạn nhân của việc lấy số điện thoại người khác vay tiền chính là các cá nhân nhẹ dạ cả tin, bị đánh cắp thông tin, số điện thoại. Hậu quả khi bị lấy cắp số điện thoại vay tiền nhanh online với nội dung như sau:
- Gây tâm lý hoang mang, sợ hãi: Sẽ có những nguy hiểm bất ngờ khiến chủ thuê bao bị hoang mang, lo sợ khi không biết sẽ phải chịu những rủi ro gì.
- Tiền mất tật mang: Người bị lấy cắp thông tin sẽ có thể phải gánh một khoản nợ lớn hoặc bị rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng một cách vô lý.
- Bị làm phiền, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân: Đòi nợ, quấy rối, đe dọa không trả nợ đúng hạn, làm nhục bằng hình ảnh đăng tải. Chúng sẽ gọi điện cho bạn cả ngày lẫn đêm và có tác động tiêu cực đến nạn nhân cả về thể xác lẫn tinh thần.
Xem thêm:
- Tamo truy cập danh bạ để làm gì?
- Số 02862877799 phải chăng lừa đảo?
- Hướng dẫn chặn số điện thoại 02862896666
- 02836228801 có phải của công ty tài chính Jaccs?
Các thủ đoạn đánh cắp thông tin sau đây!
Hiện nay có rất nhiều hoạt động tinh vi để đánh cắp thông tin người dùng như sau:
- Lỗ hổng trong chính sách của nhà mạng: Chính sách chuyển đổi thẻ SIM 3G sang 4G có nghĩa là nhiều kẻ xấu đang sử dụng chính sách này để mạo danh công ty và gửi tin nhắn cuộc gọi lừa đảo yêu cầu chuyển tiền.
- Các đối tượng độc hại sử dụng tên của các tổ chức hợp pháp và gửi tin nhắn lừa đảo.
- Mua SIM nhưng chủ cũ nợ nần: (Mua SIM trước đây dễ dàng nhưng chính sách của nhà mạng đối với SIM rác, SIM chưa sử dụng còn yếu…)
- Mất thông tin: Điều này có thể dễ dàng xảy ra nếu bạn làm mất ví hoặc bị móc túi khi đi ra ngoài.
- Người thân hoặc bạn bè mượn số điện thoại của bạn và đưa cho người mượn.
Cách bảo mật thông tin
Việc lấy số điện thoại người khác cho vay nặng lãi của kẻ xấu hiện nay đã trở nên tinh vi hơn, chính vì thế bản thân bạn phải tự bảo mật thông tin cá nhân của chính mình thật tốt với những kinh nghiệm sau:
- Không cung cấp thông tin cá nhân trên các website lạ: Người dùng thuê bao cần cảnh giác khi nhận được các đường link lạ, các tin nhắn không rõ nguồn gốc, hoặc cung cấp thông tin cá nhân trên các trang web không minh bạch để tránh bị đánh cắp thông tin bởi virus xâm nhập vào danh bạ điện thoại hoặc các thông tin quan trọng.
- Việc lấy số điện thoại người khác vay tiền diễn ra tràn lan, vì thế nên cẩn thận khi điền form nhận tư vấn trên mạng, chốt đơn trên livestream, sử dụng mật khẩu các tài khoản để đăng nhập.
- Cẩn thận với các tin nhắn tự xưng nhà mạng (mobi, viettel…) nhắn tin gọi điện thông báo các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ cho vay hấp dẫn và yêu cầu khách hàng làm theo hướng dẫn.
- Khi bị đánh rơi giấy tờ cá nhân nên nhanh chóng tìm lại, hoặc nếu không tìm lại được thì phải nhanh chóng trình báo cơ quan địa phương, cơ quan công an làm lại CCCD/CMND…
- Đổi số điện thoại khác nếu cần: đến các cửa hàng điện thoại uy tín để mua sim, tra xét về chủ cũ nếu có, thông thường trên các trang web của các nhà mạng chỉ cần tra cứu số điện thoại là sẽ ra chủ nhân sở hữu
Lời kết
Trên đây là bài viết giúp người dùng thuê bao ý thức được việc khi bị lấy số điện thoại người khác vay tiền, mang lại cho khách hàng thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc giải quyết các trường hợp khi bị đối tượng xấu lấy mất số điện thoại để vay tiền.
Có thể bạn chưa biết!
- Cách nhắn tin vay tiền của Viettel
- Tra cứu điểm tín dụng CIC cá nhân như thế nào?
- Cách tính phí trễ hạn trả góp ở Fast money MoMo?