Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, các trường hợp sau như: hộ kinh doanh, hộ gia đình,… sẽ được liệt vào danh sách là những đối tượng không được vay vốn ngân hàng vì rất khó chứng minh thu nhập như vay theo bảng lương, giấy phép kinh doanh,…
Để hiểu rõ hơn về những đối tượng không được vay vốn ngân hàng này, bạn đọc có thể cùng Vitaichinh.vn tham khảo qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về những đối tượng không được vay và quy trình vay vốn ngân hàng hiện nay được rõ hơn nhé!
Vay vốn ngân hàng là gì?
Vay vốn ngân hàng được hiểu một cách đơn giản đó là khoản tiền được vay bởi ngân hàng do các đối tượng là cá nhân và tổ chức đứng ra vay mượn. Khoản cho vay là tổng số tiền mà đối tượng ấy vay mượn.
Xem thêm:
- Đôi nét về ngân hàng chính sách
- Hướng dẫn cách gia hạn nợ tại MCredit
- Hồ sơ và quy trình vay Ngân hàng chính sách
- Cách vay tiền ngân hàng Agribank khi bị nợ xấu
Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng hiện nay
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và thể nhân. Vì vậy, tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung quy định đối với đối tượng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ dành cho pháp nhân và thể nhân.
Do đó, kể từ ngày 15 tháng 3, các tổ chức chưa có tư cách pháp nhân (chẳng hạn như hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã và các tổ chức không có tư cách pháp nhân khác) không đủ điều kiện để vay vốn bởi các tổ chức tín dụng. Dưới đây là những quy định dành riêng cho việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng:
“Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
- Để mua vàng miếng.
- Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
- b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
- c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, khi các cá nhân vay để hoạt động kinh doanh, họ có thể vay để đáp ứng các nhu cầu tài chính của chính họ và của các hộ kinh doanh và công ty tư nhân của họ. Vì vậy, nếu một hộ gia đình muốn vay vốn, người đứng tên hộ gia đình phải đứng tên khoản nợ và tự mình chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân hoặc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Điều kiện vay vốn ngân hàng gồm những gì?
1. Điều kiện về đối tượng vay vốn
Đối tượng được ngân hàng hỗ trợ vay vốn:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân từ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có CMND/CCCD/Hộ chiếu bản gốc có hiệu lực.
- Phải có mục tiêu vay vốn rõ ràng và hợp pháp.
Đối tượng không được vay vốn ngân hàng:
- Người nắm giữ các chức vị như: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) tại các ngân hàng.
- Khoản vay với mục đích trái pháp luật hoặc thuộc những mục đích không được nhà nước chấp thuận.
- Bên cạnh đó, những trường hợp có điểm tín dụng thấp hoặc có lịch sử tín dụng xấu cũng sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay.
2. Điều kiện về thu nhập
Thông thường mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện riêng biệt về khoản vay. Nhưng điều cơ bản đầu tiên, người vay cần chứng minh được năng lực tài chính cá nhân thông qua hợp đồng lao động và sao kê bảng lương trong vòng 3 đến 6 tháng gần nhất.
3. Điều kiện về tài sản đảm bảo
Đối với khoản vay lớn, người vay cần có tài sản thế chấp/tài sản có đảm bảo để đăng ký vay vốn. Tài sản thế chấp phải có giá trị lớn hơn khoản vay như: bất động sản, ô tô, nhà xưởng, công ty,…
Quy trình làm thủ tục vay ngân hàng như thế nào?
Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:
1. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
Nhân viên ngân hàng thường hỏi khách hàng về các chủ đề như: mục đích vay, số tiền vay, thời hạn vay, tài sản thế chấp (đối với thế chấp), thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu, có nguồn thu nhập ổn định và các nguồn thu nhập chính…
Sau khi nghiên cứu, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu đơn đăng ký vay vốn để đảm bảo rằng các điều khoản của khoản vay áp dụng cho ngân hàng đó.
2. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận, đối chiếu thông tin và thẩm định lại hồ sơ thật kỹ lưỡng. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay, tránh tình trạng nợ xấu cho khách hàng.
3. Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn thành công, nhân viên tín dụng sẽ lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng thông qua số điện thoại cá nhân mà khách hàng cung cấp để giải thích rõ ràng về khoản vay được duyệt. Trong trường hợp không được duyệt, người vay sẽ được hướng dẫn hoàn thiện lại bộ hồ sơ vay vốn để đăng ký vay lại lần nữa.
4. Giải ngân khoản vay
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hàng sẽ được liên hệ lên chi nhánh/phòng giao dịch đã đăng ký vay để ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào số tài khoản chính chủ.
Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài lên đến 1 tuần.
Lời kết
Trên đây những thông tin chính xác và trích từ Bộ luật Dân sự 2015 về vấn đề “Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng” theo quy định hiện hành hiện nay. Chúng tôi hy vọng những kiến thức mà chúng tôi mang đến sẽ giúp khách hàng dễ dàng vận dụng vào cuộc sống để giải quyết nhu cầu tài chính khi gặp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm!
- 3 Biểu phí chuyển tiền TPBank mới nhất
- 5 Cách tra cứu khoản vay TPBank Fico hợp lý
- Hướng dẫn mở thẻ Visa Sacombank màu xanh lá
- Chương trình giới thiệu khách hàng mới của TPBank