Nợ xấu có bị đi tù không? Không trả có bị khởi kiện?

Viết bởi: Nguyễn Khải Tú

Tình hình nợ xấu hiện nay vẫn đang là một vấn đề khá phổ biến của nhiều người. Và chính vì vậy nên có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc về vấn đề: “Liệu rằng nợ xấu có bị đi tù không?”

Và ở bài viết này, Vitaichinh.vn sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất vấn đề này cho những ai đang thắc mắc hay đang trong tình trạng nợ xấu để có những thông tin chính xác nhất và đưa ra giải pháp hợp lý giải quyết tình trạng nợ xấu.

Nợ xấu ngân hàng bao lâu thì bị kiện?

Nợ xấu ngân hàng bao lâu thì bị kiện?

Liệu nợ quá hạn ngân hàng bao lâu sẽ bị khởi kiện?

Đây là một trong những câu hỏi mà có rất nhiều người đang trong quá trình nợ xấu ngân hàng vẫn đang thắc mắc. Vậy thì nợ xấu ngân hàng bao lâu thì bị kiện? Theo Bộ luật Dân Việt Nam sự 2015 tại Điều 466 có quy định rằng: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì bên vay phải trả lại vật phải cùng loại đúng số lượng, chất lượng.” 

Theo Điều luật đã ban hành như trên thì bên vay tiền nợ phải trả đủ tiền cho bên cho vay khi đến hạn. Và ngược lại, bên cho vay có thể kiện bên vay tiền ra tòa nếu không trả đủ số tiền nợ đúng hạn.

Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng, tùy vào chính sách và quy định riêng của mỗi ngân hàng thì thời gian bị kiện do nợ xấu là hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu các bên vay tiền không tiến hành trả nợ gốc lẫn lời đúng hạn thì ngân hàng sẽ có thể kiện ra tòa để giải quyết.

Tuy vậy nhưng vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định việc thời gian sẽ bị kiện do nợ xấu ngân hàng. Vấn đề này phụ thuộc vào quy định riêng của mỗi ngân hàng.

Nợ xấu nhóm mấy, nợ bao nhiêu tiền thì bị ngân hàng kiện?

Ngoài vấn đề “Nợ xấu bao lâu thì bị kiện”, thì đối với nhiều người câu hỏi: “Nợ xấu bao nhiêu thì bị ngân hàng kiện” vẫn đang là một thắc mắc rất lớn. Với những hợp đồng vay vốn có giá trị nhỏ thì hầu hết các ngân hàng đều giải quyết trường hợp này theo những thỏa thuận hợp đồng giữa bên vay và bên cho vay ngay từ đầu.

Ngân hàng sẽ dùng cách này thay vì phải đưa đơn kiện ra tòa, vì đây là khoản vay nhỏ, giải quyết bằng cách này sẽ gây mất thời gian. Nhưng đối với những khoản vay với giá trị lớn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì ngân hàng bắt buộc phải tiến hành làm hồ sơ và đưa đơn kiện ra tòa để giải quyết. Nhằm tránh trường hợp trốn nợ hay những vấn đề khác ảnh hưởng đến lợi ích của bên cho vay nợ.

 Liệu nợ xấu có bị đi tù không?

Nợ xấu có bị đi tù không

Nợ xấu có đi tù hay không?

 

“Nợ xấu có bị đi tù không?” là một vấn đề đang được rất nhiều người trong xã hội hiện nay thắc mắc và đặc biệt với những người hiện đang nằm trong tình trạng nợ xấu. Vậy thì liệu rằng nợ xấu có bị đi tù không?

Không trả được nợ xấu bị kiện thì có đi tù không?

Nợ xấu là trường hợp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không hoàn tất khoản vay đúng hạn như trên hợp đồng cho các bên cho vay. Và bên cạnh đó, có rất nhiều lý do dẫn đến trường hợp nợ xấu. Khi đã vướng phải nợ xấu thì hầu hết các cá nhân đều nghĩ đến vấn đề nợ xấu nhóm 5 có bị đi tù không?

Các cá nhân chỉ đi tù khi người đó có những hành vi vi phạm quy định của bộ luật hình sự mà nhà nước ban hành, hay phạm tội và đã có những bản án đi tù cải tạo có hiệu lực mà tòa án tuyên bố có tội và phải chịu hình phạt đã được ban hành.

Tuy nhiên, với Bộ luật hình sự mà nhà nước ban hành hiện nay vẫn chưa có những quy định về điều luật hay những quy định về tội danh về nợ xấu. Chính vì vậy mà các cá nhân nếu có đang trong tình trạng nợ xấu sẽ không phải chịu trách nhiệm về dân sự.

Bên cạnh đó, vẫn sẽ có những trường hợp cá nhân vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bên cho vay hay hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Tất cả những hành vi này là vi phạm với Bộ luật hình sự của nhà nước.

Chính vì vậy, khi các cá nhân gặp phải tình trạng nợ xấu, không nên dùng các biện pháp chiếm đoạt hay lừa đảo mà hãy thỏa thuận và tìm ra những cách giải quyết khác đúng với quy định của pháp luật với bên cho vay nợ.

Trốn nợ không trả tiền vay nợ thì bị xử lý ra sao?

Trốn nợ không trả tiền vay nợ thì bị xử lý ra sao?

Tác hại việc trốn nợ, không trả tiền các tổ chức tài chính

Trốn nợ là một trong những hành vi vi phạm với Bộ luật Hình sự do nhà nước ban hành. Với các cá nhân có hành vi trốn nợ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của nhà nước tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 với khung phạt tùy theo khoản nợ mà bên vay tiền đã vay. 

Ngoài ra, nếu bị bên cho vay đưa đơn ra tòa sẽ có thể bị phạt cải tạo tại địa phương hoặc nặng hơn có thể phải đi tù. 

Đồng thời, mục đích trốn nợ khác nhau sẽ có những khung hình phạt khác nhau do nhà nước ban hành trong Bộ luật hình sự.

Câu hỏi liên quan

1. Không trả được nợ do làm ăn thua lỗ, phá sản có bị đi tù không?

Với trường hợp không trả được nợ do làm ăn thua lỗ, phá sản cũng là một chủ đề được nhiều người hiện nay quan tâm. Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đối với các hành vi vi phạm Bộ luật hình sự mà nhà nước quy định. Bên cạnh đó, chỉ truy cứu với những cá nhân có hành vi phạm tội gây nguy hiểm đối với xã hội.

Chỉ với trường hợp bên vay tiền tìm cách để trốn nợ hay lừa đảo chiếm đoạt khoản vay của bên cho vay thì mới bị xử lý theo quy định mà nhà nước ban hành. 

Đồng thời với trường hợp đã đến hạn thanh toán khoản vay nợ cho bên cho vay nhưng bên vay vẫn không thể hoàn tất được vì gặp phải vấn đề làm ăn thua lỗ hay phá sản thì có thể giải quyết theo cách như sau. Bên cho vay sẽ tiến hành nộp đơn kiện ra tòa, để tòa án có thẩm quyền sẽ có những thủ tục và phán quyết về nghĩa vụ hoàn tất trả nợ của bên cho vay.

Tuy nhiên, bên vay tiền và bên cho vay vẫn có thể tự thương lượng với nhau và đưa ra những biện pháp và cách giải quyết hợp lý và có lợi nhất cho cả hai bên.

2. Cách kiểm tra có bị nợ xấu không như thế nào?

Để tránh tình trạng vướn phải trường hợp nợ xấu hay gặp phải những thắc mắc liệu nợ xấu có đi tù không thì mọi người phải nắm được những thông tin rằng mình có bị nợ xấu không? Để biết được những thông tin về nợ xấu thì bây giờ đã có một vài cách để kiểm tra có bị nợ xấu không như sau:

Tra cứu trên website của CIC

  • Truy cập vào trang web của CIC và đăng  nhập vào tài khoản của mình nếu chưa có tài khoản.
  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, số căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và những yêu cầu thông tin khác trên web,..
  • Chờ đợi kiểm tra thông tin 
  • Cuối cùng là xem kết quả bằng cách vào lại trang chủ và nhấn vào Khai thác báo cáo, sau đó đăng nhập tài khoản của mình và tiến hành tra thông tin.

Kiểm tra nợ xấu thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại 

  • Tải ứng dụng CIC vào điện thoại cá nhân.
  • Đăng nhập vào tài khoản của mình nếu đã có tài khoản, tạo tài khoản nếu chưa có tài khoản.
  • Chờ đợi thông tin của mình được CIC xét duyệt 
  • Khi thông tin đã được thuyết phục, sau đó người dùng truy cập vào mục Khai thác báo cáo để kiểm tra vấn đề nợ xấu của bản thân.

Tóm tắt.

Và ở bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp hầu hết các thắc mắc có thể gặp phải cũng như vấn đề: “Nợ xấu có bị đi tù không?” cho những người hiện đang trong tình trạng nợ xấu. Nhằm có những kiến thức tránh gây hoang mang cho những người đang nằm trong tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm!

5/5 - (5 bình chọn)

Nói không tín dụng đen!

  • Vay vốn trực tiếp đơn vị uy tín (có GPKD)
  • Có thể tất toán hay vay thêm bất cứ lúc nào
  • Không cần thế chấp tài sản hay gọi điện thoại

Cùng chủ đề

Leave a Comment

Ý định của bạn là gì?