Khi bạn đang có các khoản nợ vay ngân hàng hay các công ty tài chính, và phải trả nợ hàng tháng. Thì một trong những điều bạn cần lưu ý nhất đó chính là thời gian định kỳ thanh toán khoản nợ để tránh tình trạng chậm trễ khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ xấu. Vậy câu hỏi đặt ra rằng trễ hạn ngân hàng bao lâu thì thành nợ xấu và cách xử lý ngân hàng như thế nào? Hãy cùng Ví Tài Chính tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Nợ quá hạn là gì & cách ghi nhận từng hình thức cho vay?

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?
Nợ quá hạn là là khoản nợ mà người vay chậm trễ thanh toán cả tiền gốc và lãi theo thời gian quy định ghi trên hợp đồng mà người vay đã kí với ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
Thực tế là các ngân hàng hay tổ chức tài chính đều sẽ thành thời gian từ 1-3 ngày cho khách hàng sắp xếp và thanh toán khoản nợ của mình.
Tuy nhiên, khi bạn đã quá thời gian mà ngân hàng đã linh động đó, thì khoản nợ của bạn sẽ phải tính các khoản phí phát sinh. Và nợ quá hạn dựa vào tính chất khoản vay được chia ra làm 2 loại chính:
1. Nợ quá hạn vay thế chấp
Đây là khoản vay mà người vay phải thế chấp những tài sản đảm bảo đi kèm khi vay nhưng lại không trả nợ trong thời gian cho phép.
Đối với loại nợ quá hạn này, ngân hàng hay các công ty tài chính sẽ “xiết nợ” bằng cách thu hồi tài sản đã thế chấp để có thể thu hồi lại vốn cho vay ban đầu.
2. Nợ quá hạn vay tín chấp
Vay tín chấp là khoản vay mà ngân hàng dựa vào lịch sử tín dụng và mức lương cơ bản của bạn để xem xét.Và nợ vay quá hạn tín chấp là khoản nợ mà người vay chỉ đang đảm bảo trên uy tín của họ và chưa trả nợ khi đến hạn. Với hình thức nợ quá hạn này thì khả năng ngân hàng có thể thu hồi lại vốn là tương đối thấp.
Trễ hạn ngân hàng bao lâu thì thành nợ xấu?

Chậm thanh toán bao nhiêu ngày sẽ hình thành nợ xấu
Ngoài các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng hay các công ty tài chính linh động cho bạn từ 1 đến 3 ngày thì nợ quá hạn của bạn có nguy cơ bị chuyển thành các nhóm nợ xấu được đánh giá dựa trên thời gian chậm trễ trả nợ mà chia ra 5 nhóm nợ xấu khác nhau:
Nợ xấu nhóm 1.
- Nhóm này được coi là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nhất trong 5 nhóm. Thời gian quá hạn của nhóm này sẽ không quá 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 1 được đánh giá là nợ có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lai cao. Và ngân hàng sẽ không quá khắt khe mà vẫn cho nhóm này vay tiếp sau khi đã thanh toán khoản nợ trước.
- Tuy nhiên nếu tình trạng trả nợ trễ hạn bị lặp đi lặp lại nhiều lần thì khả năng cao rằng bạn sẽ bị chuyển qua danh sách nhóm nợ xấu thứ 2.
Nợ xấu nhóm 2.
- Nợ xấu nhóm 2 hay còn được gọi là nhóm nợ cần chú ý. Thời gian qáu hạn của nhóm này sẽ từ 10 đến 90 ngày.
- Nhưng chắc chắn ngân hàng sẽ khắt khe hơn với nhóm này khi có mong muốn vay khoản vay tiếp theo.
- Vì thế, người vay sẽ phải chờ từ 12 tháng từ khi hoàn tất thanh toán khoản vay cũ bao gồm cả gốc lẫn lãi.
Nợ xấu nhóm 3.
- Nợ xấu nhóm 3 hay còn được gọi là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Thời gian quá hạn thanh toán khoản nợ của nhóm này 91 ngày đến 180 ngày.
- Vì thời gian quá hạn của nhóm này là gấp đôi so với nhóm nợ xấu thứ 2 nên ngân hàng cũng có những quyết định khắt khe hơn từ nhóm nợ thứ 3 trở đi.
- Để được xóa nợ xấu, thì người vay có trong danh sách của nhóm nợ xấu thứ 3 phải chờ đến 5 năm từ ngày hoàn tất thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản nợ cũ cho ngân hàng hay các công ty tài chính.
Nợ xấu nhóm 4.
- Nợ xấu nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ mất vốn. Thời gian quá hạn dài từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Và để có thể vay tiếp thì nhóm 4 này cũng phải chờ thời gian 5 năm từ ngày hoàn thành thanh toán các khoản nợ cũ.
Nợ xấu nhóm 5.
- Nợ xấu nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất. Và thời gian quá hạn lên tới hơn 360 ngày.
- Tuy nhiên thời gian mà nhóm 5 phải chờ để có thể vay tiếp cũng là 5 năm, giống với nhóm nợ xấu 3 và 4 kể từ ngày thanh toán hết cả gốc lẫn lãi khoản nợ cũ.
Các cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND thông qua CIC
Câu hỏi trễ hạn ngân hàng bao lâu thì thành nợ xấu đã được giải đáp qua phần trên. Tuy nhiên,việc kiểm tra rằng bạn đang thuộc nhóm nợ nào cũng rất cần thiết và có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách:
1. Hãy kiểm tra hợp đồng vay vốn.
Khi bạn thực hiện vay vốn thì bạn đều sẽ phải ký hợp đồng vay vốn vì đây là bản cam kết nghĩa vụ và quyền lợi đảm bảo cho cả 2 bên.
Hợp đồng của bạn sẽ có đầy đủ: thông tin cá nhân của bạn, số tiền bạn vay là thời gian trả nợ hàng tháng.Vì vậy việc kiểm tra hợp đồng vay vốn là cách nhanh nhất cũng có thể giúp bạn tính toán ra ngày trễ hạn khoản vay và sắp xếp thanh toán khoản nợ.
2. Hãy kiểm tra bằng hệ thống CIC
Cách này cũng rất đơn giản. Tuy nhiên bạn cần truy cập trang web của CIC trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam, đăng ký tài khoản là sẽ kiểm tra được đầy đủ thông tin nợ xấu của bạn thân và gia đình.
Đây cũng là nơi các ngân hàng hay công ty tài chính lưu giữ, cập nhật lịch sử những khoản vay tất nhiên là bao gồm cả nợ xấu. Để có thể sử dụng điện thoại để tra cứu, bạn cũng có thể tải CIC trên Appstore hay CH Play về điện thoại và thực hiện các bước tra cứu nợ xấu cá nhân và gia đình.
Việc kiểm tra nợ xấu bằng CMND/ CCCD thông qua CIC giúp bạn xác định rằng bạn và gia đình có đang thuộc đối tượng nợ xấu hay không. Và việc kiểm tra nợ xấu qua CIC thường xuyên còn giúp bạn nắm được thông tín sớm nhất có thể, vì đôi khi thông tin của bạn bị lộ và kẻ gian lợi dụng đó đi vay nợ bên ngoài. Vì vậy cần kiểm tra nợ xấu của bạn và gia đình thường xuyên nếu có thể nhé.
Ngân hàng xử lý khách hàng trễ hạn dẫn đến nợ xấu
Các hình thức vay nợ khác nhau thì ngân hàng cũng sẽ có cách xử lý khác nhau. Nhưng thông thường, các công ty hay tổ chức tài chính sẽ sử dụng các quy tắc thu hồi nợ cũ được phát hành riêng của ngân hàng hay quy trình của nhà nước. Trong ngân hàng sẽ có cách xử lý nợ quá hạn như sau:
- Cố gắng kết nối với khách hàng để thông báo và yêu cầu thanh toán khoản nợ quá hạn từ trước.
- Nếu đã thông báo, nhưng khách hàng vẫn không có động thái trả nợ, thì ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến vị cơ quan mà người vay đang làm việc, hay các công ty đối tác của người vay nhờ hỗ trợ giải quyết khoản nợ.
- Hoặc một số ngân hàng sẽ sử dụng biện pháp can thiệp bởi bên thứ 3 là công ty đòi nợ.
- Trong trường hợp đã thực hiện hết các cách trên mà người vay vẫn không có thiện chí trả nợ, thì ngân hàng sẽ đưa đơn kiện và đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật.
- Và cách cuối cùng là lưu khoản nợ xấu của bạn lên hệ thống CIC để hạn chế việc bạn và người thân của bạn tham gia vay vốn vào lần sau.
Chậm thanh toán bao nhiêu sẽ thành nợ xấu?

Khách hàng chậm thanh toán trả góp sau bao nhiêu sẽ thành nợ xấu?
Khi bạn đã vô tình vướng phải vòng xoáy nợ xấu và bị lưu thông tin trên hệ thống CIC, thì chắc hẳn sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều trong việc vay vốn sau này. Vậy trễ hạn ngân hàng bao lâu thì bị chuyển thành nợ xấu? Cách giải quyết nợ xấu như thế nào? Dưới đây chúng tôi chia sẻ 2 cách có thể áp dụng để có thể xóa nợ xấu nhanh nhất:
1. Với khoản vay dưới 10 triệu đồng
Theo quy định của nhà nước tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, thì nếu bạn có khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì ngay sau khi bạn hoàn tất thủ tục thanh toán cả gốc lẫn lãi, ngân hàng nhà nước sẽ không cung cấp lịch sử tín dụng của bạn. Do vậy, bạn cần nhanh chóng thanh toán khoản nợ này để được xóa thông tin trên hệ thống CIC nhé.
2. Với khoản vay từ 10 triệu đồng trở lên
Nếu vô tính bị nợ xấu thì lịch sử tín dụng hay điểm tín dụng của người vay lúc này sẽ liên tục được cập nhập hàng tháng. Sau khi hết thời hạn 12 tháng đã nói trên, thì người vay sẽ lại đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Khi đó, nếu bạn còn có nhu cầu vay, thì khả năng cao bạn được xét duyệt khoản vay.
Tuy nhiên, thì đối với nhóm nợ xấu 3,4,5 thì dữ liệu của bạn sẽ được cập nhật đến 5 năm tiếp theo, khả năng bạn được vay lần nữa là thấp và cần có sự xét duyệt kĩ lưỡng từ phía ngân hàng.
Trễ hạn ngân hàng bị chuyển thành nợ xấu thì vay tiền ở đâu?
Khi bạn đã rơi vào vòng xoáy của nợ xấu thì hầu hết các ngân hàng và công ty tín dụng đều rất khó để có thể cho bạn vay tiếp. Vì thế trong thời gian chờ đợi lịch sử tín dụng trở về trạng thái bình thường , bạn có thể chuyển hướng qua vay tại các app mobile, vay tiền online hoàn toàn.
Tuy nhiên, các app này thường có thời gian cho vay cũng khá ngắn vì phải hoàn trả lại sớm từ 1 đến 2 tuần và hạn mức vay thấp thường dưới 20 triệu đồng. Vậy nên nếu bạn đang chờ xóa nợ xấu thân bạn trước đó mà không thể vay thêm, hãy thử vay bằng cách này nhé.
Kết luận.
Trên đây là nội dung Vitaichinh.vn giải đáp cho câu hỏi trễ hạn ngân hàng bao lâu thì thành nợ xấu? Bạn hãy tham khảo và lên kế hoạch vay vốn, trả nợ rõ ràng cho mình để không rơi vào vòng xoáy nợ xấu, cũng như tránh những hậu quả mà nợ xấu mang lại cho bạn và người thân của bạn trong tương lai nhé.
Có thể bạn quan tâm!
- Cách bạn xóa nợ xấu Home Credit chưa ai kể?
- Phí phạt trả góp SHB Finance có mắc không?
- Ngân hàng Shinhan hỗ trợ nợ xấu vay tín chấp không?
- Công ty tài chính FE Credit đòi nợ người thân liệu có vi phạm?